Xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động “lên ngôi”

Chăm sóc sức khỏe chủ động là cách để nâng cao, quản lý sức khỏe con người sao cho hiệu quả nhất, giúp chúng ta bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân.

Chăm sóc sức khỏe chủ động được hiểu  những hành động được thực hiện trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng biểu hiện của bệnh lý. Thay vì chờ đợi cho đến khi cơ thể biểu hiện ra thành các triệu chứng bệnh tật mới tìm cách chữa trị gây tốn kém thời gian và tiền bạc, chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chăm sóc sức khỏe chủ động bao gồm duy trì thể chất, tinh thần và cân bằng dinh dưỡng

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho cả gia đình  một xu hướng vô cùng cần thiết hiện nay giúp tạo ra một màng bảo vệ toàn diện và mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho cả gia đình.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, xã hội đang hướng đến việc phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khoẻ thông qua các biện pháp như duy trì lối sống khoẻ mạnh, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và quan trọng nhất là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Với xu hướng chăm sóc sức khoẻ chủ động như hiện nay, dinh dưỡng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống và đặc biệt là công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Dinh dưỡng giúp duy trì sự sống, tăng trưởng, lao động tốt, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe, điều trị, đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống

Theo thống kê của WHO, khoảng 462 triệu người trên thế giới bị thiếu cân, gây ra nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngược lại, có khoảng 1,9 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, béo phì, gây nhiều nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, ung thư… Đây là gánh nặng kép về dinh dưỡng có tác động nghiêm trọng và lâu dài với sức khỏe cá nhân và cộng đồng cần sự can thiệp của các chuyên gia dinh dưỡng.

Trong những năm qua, tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới năm tuổi từ 31,9% xuống còn 13,8%.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hiện nay như già hóa dân số, thay đổi lối sống, gia tăng bệnh không lây, từ đó có thể thấy vấn đề dinh dưỡng càng cần được chú trọng.

Với xu hướng chăm sóc sức khoẻ chủ động như hiện nay, dinh dưỡng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống và đặc biệt là công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Dinh dưỡng giúp duy trì sự sống, tăng trưởng, lao động tốt, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe, điều trị, đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thiếu hụt cử nhân làm công tác dinh dưỡng

Quy định của Bộ Y tế, bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu một người làm chuyên môn về dinh dưỡng. Các bệnh viện phải thành lập trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, tổ dinh dưỡng, tiết chế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh nhân vào viện phải sàng lọc, đánh giá về dinh dưỡng, hội chẩn dinh dưỡng. Nếu người bệnh chưa đảm bảo dinh dưỡng thì những cử nhân dinh dưỡng sẽ tham gia để tư vấn về chế độ dinh dưỡng nhanh chóng phục hồi hơn.

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh thì trong 1.224 bệnh viện thuộc cả nước, hiện mới có 794 bệnh viện thành lập khoa dinh dưỡng, tuy nhiên mới có 58 bệnh viện thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện theo đúng quy định.

BS.CKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM chia sẻ thông tin: “”Nước ta đang thiếu hụt cử nhân làm công tác dinh dưỡng tại bệnh viện và cộng đồng. Tại Việt Nam, chỉ có một số trường đào tạo ngành này và số lượng cử nhân tốt nghiệp mỗi năm dao động 50-70 người, không đáp ứng đủ nhu cầu.”

Sự gia tăng của các bệnh mãn tính: tim mạch, ung thư, tiểu đường,… đang ngày càng phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các bệnh này có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó, nhu cầu về các chuyên gia dinh dưỡng có khả năng tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người dân ngày càng cao.

“Hóa ra không có gì là tự nhiên xảy ra cả. Mọi thứ chỉ có vẻ an toàn cho đến khi nó không còn an toàn nữa. Chỉ có 2 lý do để người ta thay đổi là Tầm nhìn hoặc Biến cố. Và thường thì nhiều người hay để biến cố xảy đến rồi mới nhận ra được bài học để khắc phục vấn đề, ít ai nghĩ rằng nếu mình có tầm nhìn xa rộng để lường trước các biến cố, thì mình sẽ không bao giờ hoặc có rất ít khả năng phải đối diện với biến cố.

Việc chăm sóc sức khỏe chủ động mang lại cho con người rất nhiều lợi ích, như tạo ra “lá chắn” toàn diện cho sức khỏe; tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, phòng ngừa bệnh tật; phát hiện sớm các bệnh tật giúp tăng khả năng chữa trị và khỏi bệnh; giảm thiểu áp lực lên hệ thống y tế và tài chính cho gia đình; kéo dài tuổi thọ và giúp bạn sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Sinh mệnh con người là thứ quý giá nhất, và sức khỏe luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu của con người ở bất kì độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người già. Sức khỏe là nền tảng quan trọng, giúp con người phát huy tối đa những khả năng của bản thân để có được một cuộc sống trọn vẹn như ý muốn, để theo đuổi sở thích, ước mơ cá nhân và tận hưởng những điều tốt đẹp từ cuộc sống.

Xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động “lên ngôi”

Nguồn: www.suckhoeviet.org.vn

Nguồn: dinh dưỡng tương lai